Gỗ Lim là gỗ gì? Gỗ lim thuộc nhóm mấy?

Gỗ Lim là một trong những loại gỗ quý hiếm và được ưa chuộng tại Việt Nam. Gỗ Lim, đặc biệt là loại lim xanh, không chỉ được sử dụng rộng rãi trong xây dựng mà còn trong chế tác nội thất cao cấp. Hãy cùng Ván Ghép Bình Dương tìm hiểu xem gỗ lim là gì và đặc điểm của loại gỗ này trong bài viết dưới đây.

Tổng quan về gỗ lim

Gỗ Lim là loại gỗ quý có tên khoa học là Erythrophleum Fordii. Gỗ Lim có độ bền cao và tính chất cứng chắc. Cây gỗ lim trưởng thành cao từ 20m đến 30m, có thân thẳng, vỏ và thân gỗ màu nâu, chịu lực nén tốt và có vân gỗ xoắn.

Cây gỗ lim cao từ 20m đến 30m, thân thẳng, vỏ gỗ màu nâu
Cây gỗ lim cao từ 20m đến 30m, thân thẳng, vỏ gỗ màu nâu

Gỗ lim thuộc nhóm mấy?

Gỗ Lim thuộc nhóm II trong bảng phân loại gỗ tiêu chuẩn tại Việt Nam. Đây là một trong những loại gỗ quý hiếm, nổi bật với độ bền cao và tính chất cứng chắc. Gỗ Lim còn được xếp vào nhóm “tứ thiết” cùng với các loại gỗ khác như đinh, sến, và táu.

Xem thêm thông tin về các loại gỗ khác:

Đặc điểm nổi bật của gỗ Lim

Vân gỗ 

Gỗ Lim thường có vân gỗ xoắn, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên và sang trọng cho các sản phẩm nội thất. Những đường vân này không chỉ đẹp mà còn bền theo thời gian, ít bị biến dạng nếu được bảo quản đúng cách.

Màu sắc

Gỗ Lim có màu nâu sẫm hoặc nâu đỏ, tùy thuộc vào loại gỗ và tuổi thọ của cây. Khi được ngâm dưới bùn trong thời gian dài, gỗ Lim có thể chuyển sang màu đen, tạo ra một vẻ đẹp độc đáo hơn sau khi xử lý.

Màu sắc và vân gỗ Lim
Màu sắc và vân gỗ Lim

Tính chất vật lý

Gỗ Lim có khối lượng lớn (khoảng 800 – 900 kg/m³) nên gỗ có  độ cứng cao và khả năng chịu lực tốt. Với hàm lượng tanin cao, gỗ Lim có khả năng chống lại mối mọt rất tốt. Ngoài ra, gỗ Lim còn không bị cong vênh hay nứt nẻ dưới tác động của thời tiết khắc nghiệt.

Các loại gỗ Lim phổ biến trên thị trường

Trên thị trường Việt Nam hiện nay có nhiều loại gỗ lim khác nhau, chúng được phân loại theo đặc điểm, màu sắc, nguồn gốc như lim đen, lim xanh, lim vang, lim đỏ, lim Nam Phi và lim Lào.

Gỗ lim đen

Gỗ lim đen được ngâm trong bùn lâu trước khi gia công. Mặt gỗ có màu đen và vân gỗ xoắn đẹp, chịu nén tốt và có tính thẩm mỹ cao.

Gỗ lim xanh 

Lim xanh là loại gỗ quý hiếm tại Việt Nam. Khi còn non, gỗ có màu vàng nâu, chuyển dần sang màu vàng đen khi trưởng thành. Sau khi khai thác, lõi gỗ chuyển từ màu vàng sang nâu, rồi thành đen khi ngâm lâu trong bùn, thường gây nhầm lẫn với lim đen.

Gỗ lim vang 

Gỗ lim vang, còn gọi là cây muồng phượng, chủ yếu mọc ở khu vực nhiệt đới ở châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Khối lượng gỗ khô trung bình khoảng 740kg/m3, đặc và mịn, ít mối mọt cong vênh. Màu nâu vàng xám của gỗ sau khi sơn trở nên rất đẹp mắt; nó cũng có mùi dễ chịu và được ưa chuộng trong chế tác đồ mỹ nghệ và nội thất.

Thớ và vân gỗ lim vàng
Thớ và vân gỗ lim vàng

Gỗ lim đỏ

Lim đỏ là loại gỗ quý hiếm với giá thành cao. Vỏ gỗ sần sùi, màu trắng hoặc xám, vân gỗ đẹp và có độ bền màu cao. Gỗ lim đỏ đặc biệt chịu nhiệt tốt, được ưa chuộng trong nhiều ứng dụng.

Gỗ lim Nam Phi

Gỗ lim Nam Phi nhập khẩu từ Nam Phi, màu sắc đẹp với thớ vàng và xanh. Dác gỗ mỏng, cứng, và có vân xoắn đẹp, rthường được dùng làm bậc cầu thang, lát sàn, khung cửa và đồ thủ công.

Gỗ lim Lào

Gỗ lim Lào có thời gian khai thác dài hơn so với lim Nam Phi, chất lượng nặng và màu sắc đậm hơn, nên giá cũng cao hơn. Gỗ này chịu nhiệt tốt, chắc chắn và ít sâu mọt. Khi chưa sơn, gỗ có màu đỏ sậm, và sau khi sơn, màu sắc và vân gỗ lên rất đẹp với tông nâu đỏ.

Gỗ Lim Lào có màu đỏ sậm
Gỗ Lim Lào có màu đỏ sậm

Cách nhận biết gỗ Lim thật

Để tránh mua phải gỗ lim kém chất lượng, bạn có thể dựa trên mùi hương, trọng lượng hoặc sử dụng nước vôi để kiểm tra xem có phải gỗ lim thật không.

  • Mùi hương: Gỗ lim thường có mùi hắc, gây kích ứng, khác với các loại gỗ quý hiếm thường có hương nhẹ hoặc không mùi. Các giống lim từ Lào và Tây Nguyên có mùi khó chịu khi còn tươi.
  • Trọng lượng: Lim là loại gỗ nặng nhất hiện nay. Bạn có thể so sánh trọng lượng gỗ lim với các loại gỗ khác để nhận biết. Lưu ý rằng trọng lượng sẽ khác nhau giữa gỗ tươi và gỗ đã tẩm sấy.
  • Nước vôi: Khi ngâm gỗ lim trong nước vôi khoảng 1 giờ, gỗ sẽ chuyển sang màu thâm đen đặc trưng, giúp phân biệt dễ dàng với các loại gỗ khác.

Ưu và nhược điểm của gỗ Lim

Ưu điểm của gỗ Lim

  • Gỗ Lim có cấu trúc chắc chắn, chịu lực tốt, làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho các công trình cần độ bền cao như nhà cửa và cầu thang.
  • Gỗ Lim có khả năng kháng mối mọt vượt trội, giúp duy trì vẻ đẹp và giá trị theo thời gian mà không cần bảo trì thường xuyên.
  • Gỗ Lim có thể tồn tại hàng trăm năm nếu được bảo quản đúng cách, làm cho nó trở thành một đầu tư lâu dài.
  • Gỗ Lim ít bị biến dạng dưới tác động của môi trường, giúp sản phẩm giữ được hình dáng ban đầu.
  • Gỗ Lim dễ dàng được sơn và giữ màu bền đẹp theo thời gian.
Gỗ Lim có cấu trúc chắc chắn, chịu lực tốt
Gỗ Lim có cấu trúc chắc chắn, chịu lực tốt

Nhược điểm của gỗ Lim

Bên cạnh nhiều ưu điểm thì đây là những nhược điểm lớn nhất của gỗ lim

  • Do nguồn cung ngày càng khan hiếm, giá gỗ Lim thường cao hơn so với các loại gỗ khác.
  • Gỗ Lim có trọng lượng lớn, gây khó khăn trong việc vận chuyển và thi công.
  • Gỗ Lim có mùi hắc tự nhiên, có thể gây khó chịu hoặc dị ứng cho một số người nếu không được xử lý đúng cách

Nguồn cung cấp gỗ lim ngày càng khan hiếm khiến cho việc sử dụng các loại vật liệu bằng gỗ ghép thanh hoặc ván gỗ ép đang trở thành xu hướng. Các loại gỗ ghép thường được sử dụng nhất có thể kể đến:

  • Gỗ cao su ghép thanh: Giá thành rẻ, bền, dẻo dai. Tuy nhiên vân gỗ không quá đẹp.
  • Gỗ thông ghép thanh: Giá thành rẻ, màu sắc và vân gỗ đẹp. Tuy nhiên cần xử lý kỹ để tăng độ bền và khả năng chống mối mọt
  • Gỗ tràm ghép thanh: Giá thành hợp lý, bên chắc. Vân gỗ và màu sắc không đồng đều và cần xử lý kỹ để tránh nứt.
  • Gỗ xoan ghép thanh: Vân gỗ đẹp, mịn; màu sắc ấm ấp, dễ gia công. Tuy nhiên giá thành cao hơn các loại gỗ ghép khác một chút.

Ứng dụng của gỗ Lim

Ngày xưa, gỗ lim rất phổ biến trong kiến trúc như nhà ở, đình, chùa nhờ tính bền, chắc. Mặc dù nhiều công trình đã bị tàn phá, gỗ lim có khả năng tái sử dụng cao. Tuy nhiên, với mùi hắc và khả năng gây dị ứng, gỗ lim thường được dùng cho cổng, cửa, tay vịn, cầu thang, sàn nhà, cột, kèo hơn là nội thất, nhất là giường ngủ. Dù vậy, gỗ lim vẫn có mặt trong nhiều công trình, từ đóng tàu thuyền cho đến cầu cống. Trong gia đình, nó được ưa chuộng để làm tủ-kệ, bàn ghế, tủ thờ, và bàn thờ.

Bàn ghế gỗ lim
Bàn ghế gỗ lim

Hướng dẫn chọn mua gỗ Lim

Trước tiên muốn mua được gỗ Lim chất lượng, bạn cần nắm được các đặc điểm nổi bật của gỗ Lim như màu sắc, vân gỗ,… Ngoài ra, bạn nên mua gỗ ở những địa chỉ uy tín trên thị trường để đảm bảo chất lượng gỗ.

Khi mua gỗ Lim, bạn nên chọn những khúc gỗ có độ dày từ 2 – 3cm, tránh những khúc có nhiều rác hoặc dấu hiệu đã qua xử lý nhằm che đi khuyết điểm. Không nên mua những khúc gỗ có dấu hiệu quét dầu hoặc sơn ở đầu và cuối cây, vì đây có thể là dấu hiệu cho thấy khúc gỗ này bị lỗi. 

Ngoài ra, vì nguồn cung gỗ Lim hiện nay rất khan hiếm nên giá thành khá cao. Do đó nếu bạn thấy gỗ được bán với giá rẻ thì nên kiểm tra kỹ chất lượng và đảm bảo mua đúng gỗ Lim. 

Gỗ Lim không chỉ đơn thuần là một nguyên liệu xây dựng hay nội thất, mà còn mang trong mình giá trị văn hóa và tâm linh sâu sắc. Sự kết hợp giữa độ bền vượt trội và vẻ đẹp tự nhiên đã khiến gỗ Lim trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều công trình kiến trúc và đồ nội thất sang trọng. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ qua mạng xã hội:
icon__pp
Chat Facebook (8h-24h)
icon__pp
Chat Zalo (8h-24h)
icon__pp
034 9211 679 (8h-24h)