Kích thước phủ bì là gì? Công thức tính kích thước phù bì thông dụng

Kích thước phủ bì là một khái niệm quan trọng trong thiết kế và thi công xây dựng, đóng vai trò then chốt trong việc xác định kích thước tổng thể của các vật thể như cửa, tường hay đồ nội thất. Vậy chính xác kích thước phù bì là gì? Hãy cùng tìm hiểu với Ván Ghép Bình Dương trong bài viết sau. 

Kích thước phủ bì là gì?

Phủ là trùm kín toàn bộ, bì là bao quát vậy phủ bì chính là việc bao trọn vỏ bọc bên ngoài. Kích thước phủ bì được hiểu là kích thước tính từ mép ngoài cùng bên này đến mép ngoài cùng bên kia của một vật thể, bao gồm cả khung bao và kích thước lọt sáng. 

 Kích thước phủ bì được sử dụng trong kiến trúc, thiết kế nội thất, xây dựng và thiết kế nhà bếp. Diện tích phủ bì bao gồm chiều rộng (từ mép bên phải đến bên trái) và chiều cao (từ mép trên cùng đến sàn).

Kích thước phù bì là kích thước tính từ mép ngoài cùng của vật thể
Kích thước phù bì là kích thước tính từ mép ngoài cùng của vật thể

Xem thêm: Tấm HPL là gì? Cấu tạo và ưu điểm của tấm HPL

Cách đo kích thước phủ bì

Để đo chính xác kích thước phủ bì, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Xác định phạm vi đo: Xác định các mép ngoài cùng của vật thể cần đo để bạn có thể biết được điểm bắt đầu và điểm kết thúc của kích thước phủ bì.
  • Bước 2: Đo chiều dài và chiều rộng:
    • Chiều dài phủ bì: Đo khoảng cách từ mép ngoài cùng bên này đến mép ngoài cùng bên kia theo chiều dài.
    • Chiều rộng phủ bì: Đo khoảng cách từ mép ngoài cùng bên trái đến mép ngoài cùng bên phải.

Công thức tính kích thước phủ bì cho các loại cửa thông dụng

Đối với cửa nhôm

  • Kích thước phủ bì của cửa quay hệ 55: Rpb = Rtt + 132, Cpb = Ctt + 66 mm.
  • Cửa vách ngăn không tách khung: Rpb = Rtt + 132, Cpb = Ctt + 38 mm.
  • Cửa sổ mở quay: Rpb = Rtt + 100, Cpb = Ctt + 100 mm.
  • Có chia vách ngăn nhưng không có khung: Rpb = Rtt + 100, Cpb = Ctt + 88 mm
  • Cửa trượt: Rpb = Rtt + 68, Cpb = Ctt + 65 mm.
  • Cửa sổ trượt: Rpb = Rtt + 68, Cpb = Ctt + 65mm (Đối với ray bằng); Rpb = Rtt + 68, Cpb = Ctt + 80 mm (Đối với ray lệch).

Trong đó

  • Rtt: Chiều rộng thông thủy.
  • Rpd: Chiều rộng phủ bì.
  • Ctt: Chiều cao thông thủy.
  • Cpd: Chiều cao phủ bì.

Đối với cửa gỗ

Công thức tính kích thước, thông số phủ bì của cửa gỗ:

  • Chiều rộng phủ bì = Kích thước cánh cửa + Độ dày khung bao.
  • Chiều cao phủ bì = Kích thước cánh cửa + Độ dày khung bao.
  • Kích thước cửa = Chiều rộng x chiều cao.
Kích thước phủ bì của cửa cuốn
Kích thước phủ bì của cửa cuốn

Các kích thước phủ bì đối với đồ dùng nhà bếp

Giá xoong nồi – bát đĩa

Giá xoong nồi và bát đĩa là những phụ kiện không thể thiếu trong không gian bếp. Kích thước phủ bì của chúng cần phù hợp với diện tích và chiều cao tủ bếp.

Kích thước phủ bì Kích thước quy chuẩn (RxSxC)
600mm R564 x S426 x C190
700mm R664 x S426 x C190
800mm R764 x S426 x C190
900mm R864 x S426 x C190

Hệ thống tủ đồ khô

Hệ thống tủ đồ khô giúp lưu trữ thực phẩm như gạo, mì, ngũ cốc. Kích thước phủ bì của tủ cần phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Kích thước phủ bì Kích thước quy chuẩn (RxSxC)
400mm R350 x S500 x C1700
450mm R365 x S500 x C1750
600mm R485 x S510 x C1959

Thùng rác gắn cánh

Thùng rác gắn cánh giúp giữ cho không gian bếp gọn gàng và sạch sẽ. Kích thước phủ bì của thùng rác cần được lựa chọn đúng để đảm bảo tính năng và thẩm mỹ.

Kích thước phủ bì Kích thước quy chuẩn (RxSxC)
300mm R255 x S270 x C290
400mm R335 x S290 x C350

Giá dao thớt, gia vị

Giá dao thớt và gia vị giúp lưu trữ các dụng cụ nấu ăn một cách ngăn nắp. Dưới đây là kích thước phủ bì tiêu chuẩn cho sản phẩm này.

Kích thước phủ bì Kích thước quy chuẩn (RxSxC)
200mm R150 x S450 x C490
250mm R200 x S450 x C490
300mm R250 x S450 x C490
350mm R300 x S450 x C490
400mm R350 x S450 x C490

Kích thước phủ bì của giá đựng dao thớt, đồ gia vị

Các kích thước phủ bì của một số đồ nội thất

Bàn trà

Bàn trà là một phần không thể thiếu trong phòng khách, thường được sử dụng để tiếp khách hoặc thư giãn. Các kích thước tiêu chuẩn cho bàn trà như sau:

  • Bàn trà vuông: 800 x 800 mm, chiều cao khoảng 350 mm.
  • Bàn trà hình chữ nhật:
    • Chiều dài: từ 1000 – 1200 mm
    • Chiều rộng: từ 500 – 600 mm
    • Chiều cao: từ 350 – 400 mm.
  • Bàn trà tròn đơn: Đường kính từ 600 mm đến 1200 mm, chiều cao từ 400 mm đến 460 mm.
  • Bàn trà tròn đôi: Đường kính từ 1200 mm đến 1800 mm, chiều cao từ 400 mm đến 460 mm.

Ghế sofa

Ghế sofa là một phần quan trọng của phòng khách, thường được thiết kế để mang lại sự thoải mái và phong cách. Kích thước phổ biến cho ghế sofa như sau:

  • Ghế sofa đơn: Chiều rộng khoảng 800 – 900 mm, chiều sâu khoảng 800 – 900 mm, chiều cao khoảng 800 – 900 mm.
  • Ghế sofa đôi: Chiều rộng khoảng 1400 – 1800 mm, chiều sâu khoảng 800 – 900 mm, chiều cao khoảng 800 – 900 mm.
  • Ghế sofa ba: Chiều rộng khoảng 2000 – 2400 mm, chiều sâu khoảng 800 – 900 mm, chiều cao khoảng 800 – 900 mm.

Tủ quần áo

Tủ quần áo là nơi lưu trữ quần áo và phụ kiện. Kích thước tiêu chuẩn cho tủ quần áo thường như sau:

  • Tủ quần áo một cánh: Chiều rộng khoảng 600 – 800 mm, chiều sâu khoảng 500 – 600 mm, chiều cao khoảng từ 1800 – 2200 mm.
  • Tủ quần áo hai cánh: Chiều rộng từ 1200 – 1800 mm, chiều sâu khoảng từ 500 – 600 mm, chiều cao từ 1800 – 2200 mm.
  • Tủ quần áo ba cánh: Chiều rộng từ 1800 – 2400 mm, chiều sâu khoảng từ 500 – 600 mm, chiều cao từ 1800 – 2200 mm.
Kích thước phủ bì tủ quần áo 2 cánh
Kích thước phủ bì tủ quần áo 2 cánh

Xem thêm về các vật liệu làm đồ nội thất bằng gỗ:

Sự khác nhau giữa kích thước phủ bì và kích thước lọt lòng

Kích thước phủ bì là kích thước tổng thể của một vật thể, tính từ mép ngoài cùng bên này tới mép ngoài cùng bên kia, bao gồm cả khung bao và kích thước lọt sáng. Kích thước phủ bì thường được sử dụng để xác định kích thước tổng thể của các sản phẩm như cửa, tủ, bàn ghế, giúp đảm bảo rằng sản phẩm sẽ vừa vặn trong không gian lắp đặt

Còn Kích thước lọt lòng (hay còn gọi là kích thước thông thủy) là kích thước của phần không gian bên trong của một vật dụng, không bao gồm khung bao, dùng để xác định không gian sử dụng thực tế bên trong các sản phẩm như tủ quần áo, hộp đựng, giúp người dùng biết được dung tích hoặc khả năng chứa đựng của sản phẩm. 

Ý nghĩa của kích thước phủ bì trong phong thủy

Kích thước phủ bì có ý nghĩa quan trọng trong phong thủy, chúng được dùng để đo khung cửa, cửa ra vào, nội thất,… Khi muốn đo kích thước phủ bì của vật thể thì người ta thường dùng thước Lỗ Ban loại 42,9cm (dương trạch). Thước Lỗ Ban được chia thành 8 cung lớn: Tài, Bệnh, Ly, Nghĩa, Quan, Kiếp, Hại, Bản. Mỗi cung lớn dài 53,625mm và mỗi cung nhỏ dài 13,4mm. Nếu thước có 8 cung lớn này, đó là thước Lỗ Ban 42,9cm. Khi đo phủ bì vật thể, nên chọn kích thước ở các cung số đỏ (Tài, Nghĩa, Quan, Bản) và tránh các cung số đen.

Hy vọng rằng những thông tin đã giúp bạn hiểu kích thước phủ bì là gì và sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình làm việc, giúp bạn tránh được những sai sót không đáng có và đảm bảo sự thành công cho các dự án xây dựng của mình.

4/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ qua mạng xã hội:
icon__pp
Chat Facebook (8h-24h)
icon__pp
Chat Zalo (8h-24h)
icon__pp
034 9211 679 (8h-24h)