So sánh gỗ HDF và MDF: Loại gỗ nào tốt hơn?

Hai loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay là HDF (High-Density Fiberboard) và MDF (Medium-Density Fiberboard) thường được so sánh với nhau vì những ưu điểm và nhược điểm riêng. Vậy, giữa gỗ HDF và MDF, loại gỗ nào thực sự tốt hơn? Cùng Ván Ghép Bình Dương tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Gỗ HDF là gì?

Gỗ HDF là gỗ công nghiệp có tỷ trọng mật độ lớn, được cấu tạo từ 80%-85% gỗ tự nhiên, kết hợp với chất kết dính và phụ gia. Loại gỗ này có tính đặc dày, kín khoảng hở, mang lại độ cứng và bền bỉ cao. 

HDF được chia thành hai loại: HDF thường và HDF chống ẩm. Gỗ HDF chống ẩm sử dụng keo MUF, MF hoặc nhựa Phenolic thay cho keo UF, giúp tăng khả năng chống ẩm cho sản phẩm.

Gỗ HDF có cấu tạo từ 80% - 85% gỗ tự nhiên
Gỗ HDF có cấu tạo từ 80% – 85% gỗ tự nhiên

 

Gỗ MDF là gì?

Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) là loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ 75% sợi gỗ tự nhiên, bao gồm mảnh vụn và nhánh cây nghiền nát, kết hợp với chất kết dính. MDF có độ chịu lực và đàn hồi tốt hơn HDF. 

Trên thị trường, MDF được chia thành ba loại: MDF thường, MDF chống ẩm và MDF chống cháy. Các loại này được phân biệt bằng màu sắc chỉ thị thêm trong quá trình sản xuất, nhưng độ đậm nhạt màu không phản ánh tính năng của sản phẩm.

Gỗ MDF được sản xuất từ 75% sợi gỗ tự nhiên
Gỗ MDF được sản xuất từ 75% sợi gỗ tự nhiên

Điểm giống nhau giữa gỗ HDF và MDF

  • Nguồn gốc và thành phần: Cả hai loại gỗ đều được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên, kết hợp với các chất kết dính và phụ gia khác như paraffin và chất bảo vệ gỗ.
  • Quy trình sản xuất: Gỗ HDF và MDF đều trải qua quy trình sản xuất tương tự, bao gồm việc nghiền nhỏ nguyên liệu, trộn với keo dính, sau đó nén dưới áp lực và nhiệt độ cao để tạo thành các tấm ván có kích thước tiêu chuẩn.
  • Bề mặt: Hai loại gỗ đều có bề mặt nhẵn mịn, không thô ráp, dễ dàng phủ các lớp trang trí như melamine, laminate, hoặc veneer.
  • Ứng dụng: HDF và MDF đều được sử dụng rộng rãi trong thiết kế và sản xuất nội thất, từ đồ dùng gia đình đến các sản phẩm nội thất văn phòng.
  • Đặc điểm vật lý: Hai loại gỗ này đều không bị co ngót hay cong vênh như gỗ tự nhiên, giúp duy trì hình dạng và kích thước trong quá trình sử dụng

Điểm khác nhau giữa gỗ HDF và MDF

Nguồn gốc và thông số

Cả ván gỗ HDF và MDF đều được sản xuất từ bột gỗ, chất kết dính và một số thành phần khác như Parafin và chất làm cứng, nhưng chúng khác nhau về tính chất.

Ván MDF có khoảng 75% là gỗ, 11 – 14% keo UF, 6 – 10% nước và dưới 1% thành phần khác, với tỷ trọng từ 680 – 840 kg/m3.

Trong khi đó, ván HDF có mật độ cao hơn, bao gồm 80 – 85% bột gỗ và có tỉ trọng từ 800-1040 kg/m3. Do đó, HDF nặng hơn MDF, thể hiện sự khác biệt rõ rệt trong cấu trúc và ứng dụng của hai loại ván này.

Gỗ HDF và MDF có mật độ gỗ khác nhau
Gỗ HDF và MDF có mật độ gỗ khác nhau

Độ bền

Gỗ HDF có khả năng chịu lực, chống ẩm, và va đập tốt hơn MDF nhờ mật độ sợi gỗ cao hơn, dẫn đến độ bền của MDF thấp hơn HDF. HDF cũng sở hữu khả năng cách âm và cách nhiệt, điều mà MDF không có.

Thực tế thử nghiệm cho thấy khi ngâm 2 mẩu gỗ MDF lõi xanh và HDF cùng kích thước trong thời gian giống nhau, độ nở vì nước của cả hai loại gần như tương đương. Tuy nhiên, HDF có độ cứng và khối lượng nhỉnh hơn một chút so với MDF.

Ưu điểm

Ưu điểm của gỗ MDF:

  • Không bị cong vênh, co ngót như gỗ tự nhiên.
  • Giá thành của gỗ MDF thấp hơn gỗ HDF, ván dán hay gỗ tự nhiên. 
  • Khả năng chống ẩm và chống trầy xước cao. 
  • Khả năng cách âm và cách nhiệt không cao bằng gỗ HDF. 
  • Khả năng chịu trọng tải không tốt bằng ván dăm hay HDF.

Ưu điểm của gỗ HDF:

  • Độ cứng và độ bền cơ lý cùng khả năng chịu va đập cao hơn so với MDF, không bị cong vênh co ngót như gỗ tự nhiên. 
  • Giá thành cao hơn so với gỗ MDF do mật độ gỗ cao hơn. 
  • Cấu tạo đồng nhất nên khả năng chống ẩm, chống xước rất tốt. 
  • Khả năng cách âm và cách nhiệt rất tốt. 
  • Khả năng chịu trọng tải cao.
Mỗi loại gỗ có những ưu nhược điểm khác nhau
Mỗi loại gỗ có những ưu nhược điểm khác nhau

Nhược điểm

Nhược điểm của gỗ MDF:

  • Gỗ MDF thông thường có khả năng chịu nước kém hơn so với ván HDF. Nhược điểm này có thể được cải thiện bằng cách sử dụng ván MDF chống ẩm.
  • Bị hạn chế về độ dày và độ cứng nên khá dễ bị mẻ cạnh.

Nhược điểm của gỗ HDF:

  • Tuy có khả năng chịu nước cao hơn so với MDF nhưng gỗ HDF có tải trọng khá lớn nên mất nhiều công vận chuyển.
  • Gỗ MDF có độ cứng cao nên khả năng mẻ cạnh khi cắt không cao như ván MDF.

Ứng dụng 

Gỗ MDF thường được sử dụng trong nội thất nhà ở như kệ tivi, giường ngủ, tủ quần áo, bàn học. MDF thích hợp cho các sản phẩm có thiết kế đơn giản. Còn gỗ HDF được sử dụng rộng rãi trong các công trình nội – ngoại thất, văn phòng làm việc, hội trường, nhà hát do tính năng cách âm và cách nhiệt tốt. HDF cũng thường được dùng làm sàn gỗ công nghiệp

Cả gỗ HDF và MDF đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau. Nếu bạn cần một sản phẩm có độ bền cao hơn và khả năng chống ẩm tốt, HDF có thể là lựa chọn lý tưởng. Ngược lại, nếu bạn tìm kiếm một loại gỗ dễ chế tác với giá thành phải chăng hơn, MDF sẽ là sự lựa chọn hợp lý. 

Đánh giá
Chia sẻ qua mạng xã hội:
icon__pp
Chat Facebook (8h-24h)
icon__pp
Chat Zalo (8h-24h)
icon__pp
034 9211 679 (8h-24h)