Gỗ MDF với kết cấu tiện dụng và mẫu mã bền đẹp được ứng dụng rộng rãi trong nội thất văn phòng, căn hộ, chung cư, cửa hàng, nhà ở, trường học và quán xá. Cùng tìm hiểu loại gỗ MDF là gì và cấu tạo, công dụng của loại gỗ này với Ván ghép Bình Dương trong bài sau.
Gỗ MDF là gì?
Gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) là một loại vật liệu gỗ công nghiệp được sản xuất từ bột sợi gỗ liên kết với nhau bằng keo hoặc hóa chất tổng hợp. Đây là một trong những loại gỗ ép phổ biến, có tỷ trọng trung bình, nằm giữa gỗ ván dăm và các loại gỗ cao cấp như HDF (High Density Fiberboard).
Lịch sử hình thành và phát triển của gỗ MDF
Năm 1964, MDF được phát triển lần đầu tiên tại Mỹ bởi nhà nghiên cứu Gerald E. Henneman tại Forest Products Laboratory thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Nhà máy sản xuất đầu tiên được xây dựng ở New York, mang tên Deposit. Công nghệ sản xuất ban đầu chủ yếu dựa vào việc nghiền gỗ thành sợi nhỏ, sau đó trộn với keo để tạo ra tấm MDF.
Vào những năm 1970, MDF bắt đầu trở nên phổ biến trong ngành công nghiệp gỗ. Các nhà sản xuất trên toàn thế giới đã phát triển các phương pháp sản xuất riêng để cải thiện chất lượng và tính năng của vật liệu này.
Trong thập kỷ 1980 và 1990, công nghệ sản xuất MDF tiếp tục được cải tiến. Các quy trình và nguyên liệu được tối ưu hóa để đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của ngành công nghiệp xây dựng và nội thất. Cho đến ngày này, MDF trở thành một vật liệu xây dựng quan trọng, được sử dụng rộng rãi trong sản xuất đồ nội thất và các ứng dụng khác.
Cấu tạo của gỗ MDF
Cấu tạo của gỗ MDF bao gồm các thành phần chính sau:
- Bột gỗ: Chiếm khoảng 75% tổng khối lượng, thường được làm từ gỗ mềm như thông, bạch đàn, phế liệu gỗ, mùn cưa và dăm gỗ. Bột gỗ này được sấy khô và nghiền mịn để tạo thành sợi gỗ nhỏ.
- Chất kết dính: Khoảng 11 – 14% là keo, thường là Urea Formaldehyde (UF) hoặc Melamine Formaldehyde (MUF), giúp liên kết các sợi gỗ lại với nhau.
- Nước: Chiếm từ 6 – 10%, nước được sử dụng để tạo độ ẩm cần thiết trong quá trình sản xuất.
- Chất phụ gia: Chiếm khoảng 1%, gồm các chất như Parafin, chất làm cứng và chất bảo vệ chống mối mọt, nấm mốc
Quy trình sản xuất gỗ MDF
Quy trình sản xuất khô
Trong quy trình sản xuất gỗ MDF khô, keo và phụ gia được phun trộn với bột gỗ khô trong máy trộn sơ bộ. Bột sợi phủ keo được rải thành 2 – 3 tầng, tùy độ dày ván gỗ cần sản xuất, rồi chuyển sang máy ép gia nhiệt.
Máy ép thực hiện 2 lần: lần 1 cho từng lớp (trên, 2, 3), lần 2 ép cả ba lớp lại với nhau. Nhiệt độ cài đặt để loại bỏ hơi nước và làm keo đông lại. Sau khi ép xong, ván gỗ được loại bỏ biên, chà nhám và phân loại.
Quy trình sản xuất ướt
Quy trình sản xuất gỗ MDF ướt đơn giản hơn so với quy trình sản xuất khô. Bột gỗ được phun nước để ướt và tạo thành dạng vẩy, sau đó rải ra và cho lên mâm ép. Quá trình ép nhiệt một lần được thực hiện với độ dày sơ đồ. Cuối cùng, ván đi qua máy cán hơi – nhiệt để nén chặt và loại bỏ nước dư thừa.
Phân loại gỗ MDF có trên thị trường
Gỗ MDF thường
Gỗ MDF thường được sản xuất từ bột gỗ và keo kết dính, có tính chất đồng nhất và bề mặt phẳng mịn. Loại gỗ này thường được sử dụng cho các sản phẩm nội thất không yêu cầu khả năng chống nước hoặc độ bền cao. Tuy nhiên, MDF thường dễ bị ẩm mốc và cong vênh khi tiếp xúc với nước hoặc trong môi trường có độ ẩm cao.
Gỗ MDF chống ẩm
MDF chống ẩm (còn gọi là HMR – High Moisture Resistance) được cải tiến với khả năng chống nước và ẩm tốt hơn so với MDF thường. Loại này thường có màu xanh lá đặc trưng, giúp dễ dàng phân biệt. Cấu tạo của MDF chống ẩm bao gồm:
- Sợi gỗ nhỏ: Chiếm khoảng 75%.
- Keo kết dính: Sử dụng keo MUF hoặc PMDI, giúp tăng cường khả năng kháng nước.
- Chất phụ gia: Bao gồm các thành phần bảo vệ gỗ và tăng cường độ bền.
MDF chống ẩm có ưu điểm nổi bật như khả năng chống mối mọt, ít bị cong vênh, và giữ nguyên hình dạng trong điều kiện độ ẩm cao. Loại vật liệu này rất phù hợp cho các sản phẩm nội thất trong môi trường ẩm ướt như tủ bếp hay phòng tắm.
Gỗ MDF chống cháy
MDF chống cháy là loại gỗ MDF được xử lý đặc biệt để tăng khả năng chống cháy. Thông thường, loại này được phủ thêm một lớp vật liệu chịu lửa hoặc có thành phần hóa học giúp giảm thiểu nguy cơ bắt lửa. MDF chống cháy thường có màu đỏ để phân biệt với các loại khác. Sản phẩm này được ứng dụng trong các công trình yêu cầu an toàn cháy nổ cao như văn phòng, trường học, và bệnh viện
Ưu nhược điểm khi sử dụng gỗ MDF
Ưu điểm
- Gỗ MDF có bề mặt rất phẳng và nhẵn, giúp dễ dàng trong việc sơn hoặc ép các bề mặt trang trí như Melamine hay Laminate.
- Do quy trình sản xuất hiện đại, MDF có khả năng chống cong vênh và co ngót tốt hơn so với gỗ tự nhiên, giúp duy trì hình dạng và kích thước của sản phẩm.
- Gỗ MDF dễ dàng được cắt, khoan và tạo hình, phù hợp cho việc sản xuất nội thất với nhiều kiểu dáng khác nhau.
- So với gỗ tự nhiên, giá của gỗ MDF thường thấp hơn nhiều, làm cho nó trở thành lựa chọn kinh tế cho các gia đình.
- Gỗ MDF có thể được sơn nhiều màu sắc khác nhau, tạo ra sự đa dạng trong thiết kế nội thất.
- Gỗ MDF thường được xử lý với các chất bảo vệ, giúp hạn chế sự tấn công của mối mọt.
Nhược điểm
- Gỗ MDF thường chịu nước kép, dễ bị trương nở khi tiếp xúc lâu với độ ẩm. Tuy nhiên, có loại MDF chống ẩm cải thiện được nhược điểm này.
- Gỗ MDF có độ cứng không cao như gỗ tự nhiên, do đó dễ bị mẻ cạnh nếu không được xử lý cẩn thận.
- Độ dày tối đa của gỗ MDF thường không quá 25mm; nếu cần độ dày lớn hơn, phải ghép nhiều tấm lại với nhau.
- Khác với gỗ tự nhiên, gỗ MDF không thể trạm trổ họa tiết trên bề mặt mà chỉ có thể tạo màu sắc và hoa văn bằng cách ép các bề mặt trang trí lên trên.
- Một số loại gỗ MDF chất lượng thấp có thể chứa Formaldehyde, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng nếu không đạt tiêu chuẩn an toàn.
Ứng dụng của gỗ MDF
Gỗ MDF hiện nay được sử dụng phổ biến trong sản xuất nội thất cho gia đình và văn phòng, là một lựa chọn thay thế cho gỗ tự nhiên, giúp bảo vệ môi trường.
Gỗ MDF thường được dùng để sản xuất bàn trà, bàn ăn, kệ tivi, tủ quần áo, giường ngủ, và bàn làm việc. Trong nội thất văn phòng, MDF được ứng dụng trong bệnh viện, trường học, với các sản phẩm như bàn ghế văn phòng, tủ sách và tủ tài liệu. Ngoài ra, MDF còn được sử dụng trong trang trí nội thất cho cửa hàng, showroom và trung tâm mua sắm.
Nội thất từ gỗ MDF mang lại vẻ đẹp hiện đại và trẻ trung, với mẫu mã đa dạng và màu sắc phong phú, tạo nên không gian sống tinh tế và sang trọng.
Với những ưu điểm vượt trội về độ bền, khả năng chống mối mọt và giá thành hợp lý, gỗ MDF sẽ tiếp tục là lựa chọn hàng đầu cho các công trình nội thất trong tương lai. Hy vọng qua bài viết trên của Ván ghép Bình Dương đã giúp bạn đọc hiểu loại gỗ MDF là gì.