Gỗ HDF là gì? Thông tin về loại gỗ công nghiệp HDF từ A đến Z

Gỗ HDF (High Density Fiberboard) là một trong những loại gỗ công nghiệp được ưa chuộng nhất hiện nay, nhờ vào những đặc tính vượt trội và ứng dụng đa dạng trong thiết kế nội thất. Cùng Ván Ghép Bình Dương tìm hiểu gỗ HDF là gì và những thông tin về dòng gỗ này trong bài viết dưới đây. 

Gỗ HDF là gì?

Gỗ HDF, viết tắt của High Density Fiberboard, là một loại gỗ ép công nghiệp được sản xuất từ các sợi bột gỗ có mật độ cao. Loại gỗ này được tạo thành bằng cách nghiền nhỏ các thân cây gỗ và kết hợp với các chất kết dính cùng phụ gia khác, tạo ra một sản phẩm có độ bền và khả năng chịu lực tốt hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác. 

Cốt gỗ HDF có mật độ sợi gỗ cao

Cấu tạo của gỗ HDF

Gỗ ép công nghiệp HDF được làm từ 80% – 85% gỗ tự nhiên, sử dụng nguyên liệu vụn gỗ và gỗ tái sinh ngắn ngày. Bột gỗ được luộc và sấy khô ở 1000 – 2000°C để loại bỏ nhựa và nước. HDF được ép dưới áp suất 850 – 870 kg/cm², tạo ra tấm có kích thước 2000mm x 2400mm, độ dày từ 6mm đến 24mm. Sau khi xử lý bề mặt, các tấm được cắt theo kích thước định sẵn và phủ lớp tạo vân gỗ.

Xem thêm: Gỗ MDF là gì

Quy trình sản xuất gỗ HDF tiêu chuẩn

Cốt gỗ công nghiệp HDF được sản xuất qua quy trình nghiêm ngặt, gồm 6 bước chính để đảm bảo chất lượng gỗ bền, tuổi thọ lâu dài.

Bước 1: Gỗ tự nhiên sau khi khai thác sẽ được sơ chế trước khi vào nhà máy.
Bước 2: Ván HDF được phân loại, xẻ mỏng rồi xay nhỏ thành bột, tạo ra cốt gỗ HDF.
Bước 3: Bột gỗ được trộn với keo và phụ gia, sau đó ép với nhiệt độ và áp suất cao để hình thành các tấm gỗ dày từ 3 – 25mm.
Bước 4: Ván gỗ HDF được xử lý hai mặt để tăng cường độ cứng và khả năng chống mối mọt, phồng rộp.
Bước 5: Sau đó, ván gỗ được phủ lớp bề mặt vân gỗ, chống xước và thấm nước, thường làm từ Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh.
Bước 6: Cuối cùng, ván gỗ được ép dưới áp suất và nhiệt độ cao, đảm bảo các lớp liên kết chặt chẽ và bề mặt được đánh bóng.

Ưu nhược điểm của gỗ HDF

Ưu điểm của gỗ HDF

  • Khả năng chống ẩm và mối mọt: Gỗ HDF có khả năng chống ẩm vượt trội, giúp ngăn ngừa ẩm mốc trong điều kiện thời tiết ẩm ướt. Điều này làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho các khu vực dễ bị ẩm như nhà bếp và phòng tắm.
  • Độ cứng và bền: Với mật độ cao, gỗ HDF có độ cứng tốt, chịu lực tải lớn mà không bị biến dạng hay gãy nứt khi va chạm mạnh. Điều này giúp tăng tuổi thọ cho sản phẩm nội thất làm từ HDF.
  • Khả năng cách âm và cách nhiệt: Gỗ HDF có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, giúp duy trì môi trường sống thoải mái hơn trong các không gian như văn phòng hoặc phòng học.
  • Thẩm mỹ đa dạng: Gỗ HDF có thể được phủ nhiều lớp vật liệu bề mặt khác nhau như laminate, melamine, hoặc veneer, tạo ra nhiều lựa chọn màu sắc và kiểu dáng cho người tiêu dùng.
  • Thân thiện với sức khỏe: Các sản phẩm gỗ HDF đạt tiêu chuẩn an toàn sức khỏe E1/E2, không chứa các chất độc hại, thân thiện với môi trường.
Ván gỗ HDF có nhiều ưu điểm vượt trội 
Ván gỗ HDF có nhiều ưu điểm vượt trội

Nhược điểm của gỗ HDF

  • Giá thành cao: Gỗ HDF thường có giá thành cao hơn so với các loại gỗ công nghiệp khác như MDF hay MFC, điều này có thể là một yếu tố hạn chế đối với một số người tiêu dùng.
  • Hạn chế trong thiết kế: Gỗ HDF chỉ phù hợp cho các sản phẩm nội thất phẳng hoặc đơn giản. Việc gia công các hình dạng phức tạp rất khó khăn do độ dày và độ dẻo hạn chế.
  • Khó phân biệt với MDF: Về mặt thị giác, rất khó để phân biệt gỗ HDF với MDF bằng mắt thường, điều này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn trong việc lựa chọn sản phẩm.
  • Nhạy cảm với nước: Mặc dù có khả năng chống ẩm tốt, nhưng gỗ HDF vẫn được khuyến cáo không nên tiếp xúc lâu dài với nước để tránh hư hại.

Xem thêm: So sánh gỗ HDF và MDF

Phân loại gỗ HDF

Gỗ HDF khá phổ biến, có nhiều loại nhưng không phải phải ai cũng phân biệt được các loại ván HDF. Dưới đây là 3 loại gỗ HDF phổ biến nhất hiện nay:

Gỗ HDF lõi trắng tự nhiên

Gỗ HDF lõi trắng giữ màu trắng tự nhiên của gỗ, không qua xử lý tẩy nhuộm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đây là loại gỗ công nghiệp phổ biến trên thị trường và đáp ứng tiêu chuẩn của gỗ ép công nghiệp cao cấp.

HDF có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Cấu trúc khung gỗ chắc chắn đã được sấy khô, chống mối mọt và hạn chế cong vênh. Sản phẩm có nhiều màu sắc và vân gỗ giống gỗ tự nhiên, bề mặt nhẵn bóng, hài hòa với không gian lắp đặt. Với mật độ nén lớn, HDF lõi trắng có khả năng chống ẩm tốt hơn nhiều loại gỗ công nghiệp khác.

Độ cứng cao, khả năng chống va đập tốt, và thân thiện với môi trường nhờ thành phần chính là bột gỗ tự nhiên. Để tăng tính thẩm mỹ, gỗ được phủ Veneer, Laminate, Melamine với họa tiết vân gỗ và vân đá, mang đến nhiều lựa chọn cho người dùng.

Cốt gỗ HDF lõi trắng
Cốt gỗ HDF lõi trắng

Gỗ HDF lõi xanh

Dỗ HDF lõi xanh là một loại gỗ tấm phổ biến trên thị trường, nhưng có nhiều ý kiến khác nhau về độ chịu nước của nó. Nhiều người cho rằng lõi xanh là gỗ công nghiệp chịu nước tốt nhất, điều này đúng với một số sản phẩm cao cấp nhập khẩu từ Đức, Tây Ban Nha, có khả năng chống ẩm và chịu nước vượt trội, với lực nén ép lên đến 900kg/m³.

Màu xanh của cốt gỗ được tạo từ nguyên liệu organic tự nhiên, thân thiện với sức khỏe và môi trường. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng màu xanh này sẽ nhạt dần theo thời gian và không giữ được bền màu như lúc ban đầu. 

Cốt gỗ HDF lõi xanh
Cốt gỗ HDF lõi xanh

Gỗ HDF cốt đen

Gỗ HDF lõi đen là dòng sản phẩm ván gỗ công nghiệp cao cấp và hiếm, được nén dưới áp lực trên 1000kg/m³, giúp tăng khả năng chịu nước và chịu ngoại lực. Khách hàng nên mua ở các địa chỉ uy tín, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc để tránh hàng giả và giá cao.

Gỗ HDF cốt đen
Gỗ HDF cốt đen

Ứng dụng của gỗ HDF

Gỗ công nghiệp, đặc biệt là gỗ HDF, được ưa chuộng hơn gỗ tự nhiên vì chất lượng tốt và giá thành rẻ. Dòng gỗ này được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất như giường, tủ, bàn ghế, vách ngăn, cửa ra vào và sàn gỗ.

Vách ngăn

Vách ngăn HDF ngày càng phổ biến nhờ đa dạng màu sắc và vân gỗ, giúp tạo sự liên kết và lưu thông không khí trong nhà mà vẫn giữ được sự riêng tư. Chúng có khả năng cách âm tốt, thường được sử dụng cho phòng học, phòng ngủ và phòng bếp. Với mật độ cao hơn ván ép thường nên vách ngăn HDF chống ẩm hiệu quả.

Sàn gỗ

Sàn gỗ HDF là lựa chọn thay thế cho các loại sàn truyền thống như gạch men và gỗ tự nhiên, mang lại vẻ đẹp hiện đại cho công trình. Ván sàn HDF chống thấm nước, chịu lực tốt và chống mối mọt, phù hợp với khí hậu Việt Nam. 

Ván sàn gỗ công nghiệp HDF được sử dụng rộng rãi
Ván sàn gỗ công nghiệp HDF được sử dụng rộng rãi

Tủ bếp

Tủ bếp gỗ HDF được ưa chuộng hơn các loại gỗ công nghiệp khác nhờ khả năng chống nước và chống ẩm tốt, rất phù hợp với môi trường nhà bếp. Thêm vào đó, gỗ HDF có mật độ cao và giá thành rẻ, trở thành lựa chọn hàng đầu cho các gia đình hiện nay.

Cửa gỗ

Cửa gỗ công nghiệp HDF nhẹ nên ngày càng trở nên phổ biến, thay thế cửa gỗ tự nhiên nhờ khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, độ bền cao và vẻ đẹp tự nhiên.

Với những ưu điểm vượt trội như khả năng chống ẩm, chống mối mọt và tính thẩm mỹ cao, HDF đang dần khẳng định vị thế của mình trên thị trường gỗ công nghiệp. Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu được gỗ HDF là gì và những ứng dụng của dòng gỗ này trong thực tế. 

Đánh giá
Chia sẻ qua mạng xã hội:
icon__pp
Chat Facebook (8h-24h)
icon__pp
Chat Zalo (8h-24h)
icon__pp
034 9211 679 (8h-24h)